Với những bạn trẻ ưa sôi động, náo nhiệt và đam mê âm nhạc thì EDM là thể loại không thể nào thiếu trong list các bài hát yêu thích. Cùng với sự phát triển của âm nhạc điện tử, rất nhiều các festival dành cho các tín đồ, người hâm mộ dòng nhạc này được tổ chức rất nhiều không chỉ ở các nước Âu Mỹ mà còn cả ở Châu Á, thể loại nhạc này đã không còn xa lạ gì đối với giới trẻ. Đặc biệt, EDM bao gồm rất nhiều thể loại nhạc khác nhau. Vậy Trap trong âm nhạc là gì? Cách phân biệt trap với các thể loại EDM khác
Với bài viết này, bạn đọc sẽ được biết rõ về thể loại Trap là gì? Cách phân biệt trap với các thể loại EDM khác
Trap trong âm nhạc là gì?
Đúng với tên gọi Trap có nghĩa là cái bẫy, thể loại nhạc EDM này mang theo những giai điệu bụi bặm đậm chất đường phố, mỗi ca khúc thuộc thể loại Trap đều khiến người nghe phải lắc lư không ngừng. Đặc trưng của trap là nhịp trống điện tử 808 Roland kết hợp cùng những hiệu ứng âm thanh bắt tai, biến hóa từ âm bass nhanh chậm ảo diệu, mang đến các bữa tiệc âm nhạc sôi động, cuồng nhiệt nhưng vẫn có chiều sâu. Cũng có thể nói trap là sự kết hợp của hip hop, dubstep và dub.
Lịch sử ra đời dòng nhạc trap
Nhạc Trap ra đời vào những năm 1990 tại miền Nam nước Mỹ. Là một nhánh của dòng nhạc Southern Hip Hop. Thuật ngữ “Trap” được sử dụng vào thời điểm đó nhằm để chỉ địa điểm mua bán và trao đổi các chất kích thích và gây nghiện. Xuất phát từ Atlanta, những rapper như Cool Breeze, Dungeon Family, Outkast, Goodie Mob, và Ghetto Mafia được coi là “cha đẻ” của thuật ngữ này cũng như lối sống liên quan tới chất kích thích và gây nghiện vào trong âm nhạc của mình.
Những năm 2000 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nhạc Trap, khi hàng loạt rapper cho ra mắt những ca khúc với chủ đề về cuộc sống ở trong “trap”, về những khó khăn trong cuộc sống. Những tên tuổi nổi bật trong thời điểm đó là Young Jeezy, Gucci Mane, Yo Gotti, và Rick Ross. Thậm chí, vào năm 2003, rapper đình đám T.I còn trình làng album thứ 2 của anh với tên gọi Trap Muzik. Với albumn này anh đã giúp cho thể loại âm nhạc được cho là cạm bẫy ngày ấy trở nên văn minh và được đón nhận rộng rãi hơn.
Những năm 2010 là sự bùng nổ của nhạc Trap, các Producer hàng đầu như Diplo, Baauer, RL Grime, hay Yellow Claw đã mở ra một trang mới trong lịch sử nhạc trap. Bắt nguồn từ Mỹ, nhạc Trap lan rộng ra khắp thế giới và được công chúng ở khắp nơi đón nhận. Thuật ngữ “Trap” lúc này đã không chỉ dành cho riêng nhạc rap nữa, mà đã được dùng để gọi cho cả dòng nhạc điện tử mới được ra đời đó. Và một trong những thành công vang dội mở ra bước ngoặt mới cho dòng nhạc trap phải kể đến đó là bài hit đình đám Harlem Shake của Baauer vào năm 2013. Đây không chỉ là bản nhạc Trap đầu tiên giành được ngôi vị số 1 của bảng xếp hạng danh tiếng Billboard Hot 100, mà nó còn là một hiện tượng trên Internet thời đó với hàng loạt clip viral.
Đến năm 2014, Big Bang được coi như là đại diện cho âm nhạc Châu Á đi đầu trong việc nắm bắt và tung ra thị trường bài Bang Bang Bang theo thể loại trap. Bài hát này nhanh chóng trở thành hit đình đám, lại càng nâng cao tên tuổi của Big Bang đi xa hơn.
Từ đấy cho đến nay, trap đã liên tục xuất hiện ở các lễ hội âm nhạc điện tử và trong khắp các bài hát. Sự kết hợp của ca sĩ, các DJ lại được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt, đến này trap music đã được thịnh thành trên khắp thế giới với nhiều chủ đề vô cùng đa dạng.
Cách phân biệt trap với các thể loại EDM khác
Dubstep là gì
Dubstep ra đời từ những năm 1990 ở Anh, là một nhánh của nhạc Dance điện tử (EDM). Dubstep khiến người nghe cực kì “hưng phấn” nhờ phần bass và drum rất “nặng đô”. Một bản Dubstep thường chia làm bốn phần: intro, bass drop, mid section và outro. Trong đó, điểm nổi bật và đặc trưng nhất nằm ở phần Bass drop. Đây là dòng nhạc thích hợp dành cho những người có cá tính mạnh mẽ. Nhịp điệu của dubstep thường là đảo phách, và thường xáo trộn hoặc kết hợp với tuplets. Tempo (số nhịp trên phút) thường trong khoảng 138-142 nhịp trên một phút, với tiếng clap hoặc snare được thêm vào mỗi phách thứ ba của 1 nhịp.
Cho đến cuối những năm 2000 và đầu 2010, thể loại nhạc này bắt đầu trở nên thành công hơn về mặt thương mại ở Anh, với nhiều hơn những đĩa đơn và các bản remix được lọt vào các bảng xếp hạng âm nhạc. Trong khoảng thời gian này, các nhà sản xuất bắt đầu kết hợp các yếu tố của dubstep với những sự ảnh hưởng khác, tạo ra nhiều thể loại pha tạp gồm future garage, post-dubstep mang chậm hơn và tính thể nghiệm cao hơn, và brostep được ảnh hưởng bởi electro house với heavy metal mà với đó dubstep đã trở thành một dòng nhạc đại chúng ở Hoa Kỳ.
Future Bass là gì
Từ cuối năm 2016 đến bây giờ, hàng loạt các bài hit đình đám như Thief của Ookay, You & Me của Disclosure, trong đó góp phần lớn nhất chính là The Chainsmokers đã tạo nên một hiện tượng và trở nên đại chúng một cách tình cờ mang tên Future Bass. Future Bass được hiểu theo chính ý nghĩa từ 2 từ cấu thành của nó, nhạc Bass với những âm hưởng và kỹ thuật âm thanh mới của tương lai (Future). Giới nghệ sĩ có rất nhiều định nghĩa cho dòng nhạc này, một số cho nó bắt nguồn từ các loại nhạc nhiều bass như Dubstep hay Garage house, trong khi một số không ít cho rằng Future Bass bản chất chính là nhạc Trap, Chill trap hay Down-tempo trap.
Cho đến nay vẫn không thể có một định nghĩa chính xác nào về thể loại nhạc này, chỉ bằng cách nghe các bài hát ấy bạn mới có thể phân biệt được rõ ràng các thể loại EDM với nhau. Tuy nhiên có thể nhận thấy đặc trưng của Future Bass đó là tập trung vào synth và sound design, âm bass rất “nặng”, dứt khoát và lên lên xuống xuống, nhịp nhạc 4/4 quen thuộc với tiết tấu nhanh hơn house 1 chút ở 90 hoặc 140 bpm.
Có thể nói, thể loại nhạc này dễ nghe và “dễ chịu” hơn so với các thể loại EDM khác. Lý do có lẽ là bởi sự kết hợp ngọt ngào với các giọng ca Pop và R&B. Điều đó giúp cho những ca khúc thuộc thể loại này trở nên bắt tai hơn, dễ nhớ dễ thuộc để hát theo ở các festival, dễ phát sóng trên các radio và không bị quá ồn ào như House.
Các DJ, producer như Hardwell, Martin Garrix hay Dimitri Vegas & Like Mike đã tạo nên cơn sốt Future Bass và làm nên xu hướng trong 2 năm 2016 và 2017.
Hardstyle là gì
Hardstyle là thể loại nhạc được pha trộn từ Hardtechno và Hardcore. Có thể nói cha đẻ của Hardstyle chính là Hardcore. Hardstyle ra đời vào cuối những năm 90 đến năm 2000, khi mà Early Hardcore bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Các producer gạo cội Dana, Luna hay The Prophet bắt đầu tìm kiếm những hướng phát triển mới và Hardstyle được sinh ra. Khởi nguồn từ Hà Lan, Hardstyle dần phát triển và lan rộng sang khắp các khu vực khác trên thế giới như châu Á và châu Mỹ.
Hardstyle rất dễ phân biệt và khó lẫn lộn so với những thể loại khác. Điểm đặc trưng của nó bao gồm nhịp trống nhanh và mạnh nghe rất đã. Cùng với bộ sound sâu và huyền ảo như dẫn dắt người nghe lạc vào thế giới khác. Từ cuối năm 2005, Hardstyle ngày càng hoàn thiện hơn, giai điệu trở nên đa dạng và đóng vai trò quan trọng trong một bài nhạc, không khí cũng dần trở nên tươi sáng hơn.
Những nghệ sĩ tiêu biểu: DJ Zany, Lady Dana, DJ Isaac, DJ Pavo, DJ Luna và The Prophet là những người đầu tiên thử nghiệm Hardstyle, họ được xem như những huyền thoại của thể loại này. Showtek, Headhunterz, Technoboy, Noisecontrollres, Widstylez, D-Block & S-te-fan là thế hệ DJ nối tiếp từ những người kể trên, những cống hiến của họ cho Hardstyle là vô cùng lớn.
Trap trong Manga/Anime.
Khi nghe hay nhìn thấy từ trap hẳn mọi người đều nghĩ ngay đến một thể loại nhạc EDM. Nhưng mặt khác, trong manga hay anime, trap lại có nghĩa hoàn toàn khác biệt. Trong thế giới manga, anime từ trap cũng được sử dụng rất nhiều. Trap ở đây được hiểu là chỉ một người con trai có vẻ bề ngoài nữ tính hoặc ngược lại, đối với nữ giới, họ thích theo phong cách cá tính, tomboy. Nói cách khác nó dùng chỉ những người phi giới tính nhưng để chỉ cá tính chứ không để chỉ giới tính của họ.
Một số dấu hiệu nhận biết Trap đó là:
- Ngoại hình của họ giống y con gái từ khuôn mặt, vóc dáng, hành động… toàn những dấu hiệu chính bản thân họ cũng không thể quyết định được.
- Họ có sở thích hoặc bị ép ăn mặc, trang điểm giống con gái.
Tuy nhiên, con gái có ngoại hình, tính cách, phong cách nam thần, tomboy thì sẽ không được gọi là “Trap”, mà được gọi bằng “re-trap���. Cái tên này vẫn chưa được sử dụng phổ biến, và chưa được xem xét là chính thức. Chính vì vậy, ở Việt Nam vẫn sử dụng chung là “Trap”. Trong giới nghệ sĩ ở Việt Nam, Tiên Cookie và Vũ Cát Tường là 2 cái tên nổi bật cho phong cách này. Họ không phải bị les mà đơn giản là họ có cá tính của mình và họ thích cái phong cách, cá tính ấy.
Trên đây là những tìm hiểu về Trap trong âm nhạc là gì? Cũng như cách phân biệt nhạc Trap với các thể loại EDM khác. Hy vọng đã cho bạn có thêm kiến thức hay về âm nhạc